Tập đoàn Swatch Thụy Sĩ là một cái tên nổi tiếng trong ngành đồng hồ Thụy Sĩ. Có rất nhiều nguyên nhân đem lại thành công cho tập đoàn lớn này. Trong đó, ta phải kể đến hoàn cảnh lịch sử thành lập tập đoàn Swatch.
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành lập của tập đoàn Swatch
♦ Từ thập niên 70 đến 90 của thế kỉ 20, đồng hồ máy Quartz của Nhật Bản được coi là bá chủ trên ngai vàng trong ngành đồng hồ. Nếu như trước những năm 70, người Thụy Sỹ rất tự hào về dòng chữ “Made in Switzerland” khắc trên vỏ đồng hồ thì chỉ chưa đến 1 thập kỉ, những chiến binh Samurai Nhật Bản như SEIKO, CITIZEN, casio,… đã đánh bại đồng hồ Thụy Sỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đồng hồ Nhật Bản đã khiến đồng hồ Thụy Sỹ phải chao đảo, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử đồng hồ.
♦ Trong cuộc chiến đồng hồ Quartz, Người Thụy Sỹ dường như yếu thế toàn tập trước người Nhật. Năm 1969 Seiko cho ra mắt chiếc đồng hồ quartz đeo tay đầu tiên có tên Quartz Astron. Đây là dấu mốc rất quan trọng đánh dấu bước tiến trong lịch sử ngành đồng hồ. Và khi Thụy Sỹ ra mắt được các mẫu quartz rồi thì chi phí sản xuất lại cao hơn người chi phí người Nhật có thể sản xuất rất nhiều.
♦ Cho tới năm 1970 thì ngành đồng hồ Thụy Sỹ bắt đầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trong 10 năm từ 1973 đến 1983, hơn 65% nhân công trong số 90.000 người làm trong ngành đồng hồ Thụy Sĩ bị mất việc làm, hơn 1.000 nhà sản xuất đồng hồ bị đóng cửa.
Tập đoàn Swatch Thụy Sĩ ra đời lấy lại vị thế từ đồng hồ Nhật Bản
♦ Đứng trước cơn khủng hoảng của đồng hồ Thụy Sĩ đang có xu hướng tăng thêm do sự phát triển của đồng hồ Quartz, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ thử nhiều phương pháp nhưng tình hình vẫn không khả quan hơn. Khi đứng sát bên bờ vực của sự phá sản thì các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đã phải cầu viện đến Nicolas Hayek – bậc thầy phù thủy về marketing.
♦ Nicolas Hayek đã mua lại 2 tập đoàn ASUAG và SSIH và thành lập nên Tập đoàn Swatch. Ông nhận thức được rằng để chiến thắng, người Thụy Sĩ phải tạo ra sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với đồng hồ đến từ Nhật Bản. Muốn vậy phải tìm hiểu xem, ngoài yếu tố về giá cả thì đồng hồ Nhật Bản thu hút người dùng ở chi tiết nào? Khi mua một chiếc đồng hồ mới, người dùng muốn sở hữu thêm những yếu tố nào như đẳng cấp, phong cách hay cảm xúc?
♦ Trên cơ sở đó Hayek đã định hướng ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ sang thế hệ trẻ – những người coi trọng thời trang, phong cách thay vì chất lượng. Và ông đã biến đồng hồ trở thành một đồ vật để sưu tầm, không chỉ để xem giờ, mà còn để mang lại cảm xúc thật sự dựa trên cái nhìn đầu tiên.
Chỉ vài năm sau đó, nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ bắt đầu tái sinh kỳ diệu kỳ, đồng hồ Nhật Bản đã nhanh chóng bị truất ngôi số 1.
♦ Tập đoàn Swatch vươn lên thành thế lực mới trong ngành đồng hồ với hơn 100 triệu sản phẩm chỉ sau 10 năm thành lập. Tiếp theo đó là hàng loạt nhãn hiệu đồng hồ từ bình dân đến cao cấp trên khắp thế giới đồng loạt tạo ra cuộc cách mạng thời trang vào thập kỷ 90. Công nghệ Quartz đã trở nên quá thông dụng, hay nói khác hơn nữa là quá tầm thường. Cuộc dành lại ngôi vương từ Seiko không chỉ biến chiếc đồng hồ đeo tay từ một thiết bị coi giờ mà còn trở thành một tuyên ngôn thời trang – một bước đi ngoài sức tưởng tượng của người Nhật sau khi họ tưởng rằng đã nắm chắc ngôi vị số 1 với công nghệ quartz tân tiến của mình.
Qua trên, ta thấy rằng ngành đồng hồ của Thụy Sĩ đã có một bài học lớn về việc thay đổi và phải luôn làm đổi mới những mẫu đồng hồ để có kiểu dáng phù hợp hơn với nhu cầu người sử dụng.